Các khuyến nghị không được chấp thuận Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát tại Việt Nam

Trong ba kỳ UPR, Việt Nam đã từ chối hoặc không phản hồi với 148 khuyến nghị trong tổng số 664 khuyến nghị nhận được. Ngoài ra có 21 khuyến nghị trong kỳ UPR thứ ba chỉ được chấp nhận một phần.

Các khuyến nghị bị từ chối bao gồm các vấn đề sau:

  • Tham gia các cơ chế khiếu nại nhân quyền của Liên Hợp Quốc (thông qua việc phê chuẩn các nghị định thư hoặc điều khoản công ước quy định về công nhận thẩm quyền của các cơ quan điều ước trong việc tiếp nhận khiếu nại từ cá nhân và tổ chức thay mặt cá nhân).
  • Tham gia các cơ chế như tòa án hình sự quốc tế.
  • Mời ngỏ các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (đồng ý để các chuyên gia thuộc các Thủ tục này thể vào thăm Việt Nam bất kỳ thời điểm nào), hoặc mời các Thủ tục đặc biệt có chức năng về các quyền dân sự và chính trị (như Nhóm làm việc của LHQ về giam giữ tùy tiện, các Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do biểu đạt, hội họp và hiệp hội, về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền, vv..).
  • Bãi bỏ hình phạt tử hình/đình chỉ thi hành án tử hình/công bố thông tin về việc áp dụng hình phạt tử hình
  • Sửa đổi các quy định pháp lý kìm hãm tự do biểu đạt như Điều 117 và 331 BLHS, Luật An ninh mạng, các nghị định hướng dẫn về thông tin và truyền thông, Luật Xuất bản, Luật Báo chí. Cho phép lập nhà xuất bản tư nhân và báo chí tư nhân, cơ quan truyền thông độc lập.
  • Trả tự do cho một số cá nhân.
  • Thành lập các cơ quan giám sát và thiết chế nhân quyền quốc gia độc lập (Cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan giám sát quyền trẻ em) theo Nguyên tắc Paris.
  • Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền.
  • Chấm dứt việc sách nhiễu các nhóm thiểu số, các dân tộc bản địa, các nhóm tôn giáo.
  • Cho phép đa đảng và bầu cử tự do

Giải thích về các khuyến nghị không được chấp thuận, phái đoàn Việt Nam tham gia UPR tại Geneva cho biết, các khuyến nghị này "dùng những thuật ngữ không phản ánh sự đồng thuận của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc có hàm ý đánh giá không chính xác hoặc xa lạ với thực tế ở Việt Nam, hoặc không phù hợp với quyền tự quyết như được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, theo tinh thần đó nhân dân Việt Nam tự do quyết định thể chế chính trị của mình."[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát tại Việt Nam http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/docume... https://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Sessi... https://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Sessi... https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/VNinde... https://daccess-ods.un.org/TMP/1727166.3248539.htm... https://daccess-ods.un.org/TMP/4188953.63807678.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/429791.063070297.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/6689932.94239044.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/9450517.89283752.ht... https://daccess-ods.un.org/TMP/994028.598070145.ht...